Trang

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Một số bài toán về tuổi

Bài toán 1: Năm nay, tuổi bố gấp 2,2 lần tuổi con. Hai mươi lăm năm về trước, tuổi bố gấp 8,2 lần tuổi con. Hỏi khi tuổi bố gấp 3 lần tuổi con thì con bao nhiêu tuổi?
   
Giải
Tuổi bố hiện nay hơn tuổi con số lần là:  2,2 – 1 = 1,2 (lần tuổi con hiện nay).
Tuổi bố cách đây 25 năm hơn tuổi con số lần là 8,2 – 1 = 7,2 (lần tuổi con lúc đó).
Vậy ta suy ra: 1,2 lần tuổi con hiện nay = 7,2 lần tuổi con lúc đó.
Tuổi con hiện nay gấp tuổi con 25 năm trước số lần là:  7,2 : 1,2 = 6 (lần).
Ta có sơ đồ:
Tuổi con trước đây: |-----|
                                                          25
Tuổi con hiện nay:  |-----|-----|-----|-----|-----|-----|

Tuổi con hiện nay là:  25 : (6 – 1) x 6 = 30 (tuổi).
Tuổi bố hiện nay là :  30 x 2,2 = 66 (tuổi).
Hiệu số tuổi của 2 bố con hiên nay là: 66 – 30 = 36 (tuổi)
Ta có hiệu số tuổi của 2 bố con khi tuổ khi bố gấp 3 lần tuổi con là 2 lần tuổi con khi đó. Do đó 2 lần tuổi con sau này = 36 tuổi
Vậy tuổi con khi đó là: 36 : 2 = 18 (tuổi)                                  

Bài toán 2: Hiện nay tuổi cha gấp 4 lần tuổi con. Trước đây 6 năm tuổi cha gấp 13 lần tuổi con. Tính tuổi của cha và của con hiện nay

Giải
Ta có: Hiệu số tuổi của 2 cha con hiên nay là 3 lần tuổi con hiện nay
Hiệu số tuổi của 2 cha con trước đây 6 năm là 12 lần tuổi con khi đó
Vậy: 3 lần tuổi con hiện nay = 12 lần tuổi con trước đây.             
Ta có sơ đồ:
Tuổi con trước đây: |-----|
                                                    6
Tuổi con hiện nay:   |-----|-----|-----|-----|

Tuổi con trước đây là 6 : (4 – 1) x 1 = 2 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:  2 + 6 = 8 (tuổi)
Tuổi cha hiện nay là : 8 x 4 = 32 (tuổi).                                       


Bài toán 3: Tuổi bà năm nay gấp 4,2 lần tuổi cháu. Mười năm về trước, tuổi bà gấp 10,6 lần tuổi cháu. Tính tuổi bà và tuổi cháu hiện nay.
   
Giải
Vì hiệu số tuổi của hai bà cháu không thay đổi theo thời gian nên 3,2 lần tuổi cháu hiện nay = 9,6 lần tuổi cháu 10 năm trước.
Hay tuổi cháu hiện nay = 3 lần tuổi cháu 10 năm trước.              
Vậy tuổi cháu hiện nay là: (10 : 2) x 3 = 15 (tuổi).
Tuổi bà hiện nay là :15 x 4,2 = 63 (tuổi)                                     

Bài toán 4: Năm nay, tuổi bác gấp 3 lần tuổi cháu. Mười lăm năm về trước, tuổi bác gấp 9 lần tuổi cháu. Hỏi khi tuổi bác gấp 2 lần tuổi cháu thì cháu bao nhiêu tuổi?

Giải
Tuổi bác hiện nay hơn tuổi cháu số lần là: 3 – 1 = 2 (lần tuổi cháu hiện nay).
Tuổi bác cách đây 15 năm hơn tuổi cháu số lần là 9 – 1 = 8 (lần tuổi cháu lúc đó).
Vậy suy ra: 2 lần tuổi cháu hiện nay = 8 lần tuổi cháu lúc đó.
Hay: 1 lần tuổi cháu hiện nay = 4 lần tuổi cháu lúc đó.
Tuổi cháu hiện nay là: 15 : (4 – 1) x 4 = 20 (tuổi).
Tuổi bác hiện nay là:                 20 x 3 = 60 (tuổi).
Khi tuổi bác gấp 2 lần tuổi cháu thì tuổi cháu là:   40 : 2  x 1 = 40 (tuổi).

Bài toán 5: Năm nay, tuổi mẹ gấp 2,5 lần tuổi con. Nhưng 6 về trước, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của 2 mẹ con hiện nay?

Giải
Hiệu số tuổi của 2 mẹ con hiện nay là: 2,5 – 1, 5  = 1,5 (lần tuổi con hiện nay).
Hiệu số tuổi của 2 mẹ con trước đây 6 năm là: 4 – 1 = 3 (lần tuổi con lúc đó).
Vậy suy ra: 1, 5 lần tuổi con hiện nay = 3 lần tuổi con trước đây.
Hay: 1 lần tuổi cháu hiện nay = 2 lần tuổi cháu lúc đó.             

Ta có sơ đồ:
Tuổi con trước đây: |-----------|
                                                       6
Tuổi con hiện nay:   |-----------|-----------|

Tuổi con hiện nay là: 6 : (2 – 1) x 2 = 12 (tuổi).
Tuổi mẹ hiện nay là:          12 x 2,5 = 30 (tuổi).                       

Bài toán 6: Năm nay anh 27 tuổi. Biết rằng năm mà tuổi của anh bằng tuổi của em hiện nay thì tuổi của anh chỉ bằng nửa tuổi của anh khi đó. Tính tuổi của em hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tuổi của anh trước đây gấp 2 lần tuổi của em trước đây
Tuổi của em hiện nay gấp 2 lần tuổi của em trước đây
Hiệu số tuổi của 2 anh em trước đây tuổi bằng 1 lần tuổi của em trước đây. Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi nên suy ra: Tuổi của anh hiện nay gấp (2 + 1) lần tuổi của em trước đây. Do đó có sơ đồ sau:
Tuổi em trước đây:    |-----------|
Tuổi anh trước đây:   |-----------|-----------|
Tuổi em hiện nay:      |-----------|-----------|
Tuổi anh hiện nay:     |-----------|-----------|-----------|
                                                          27
Tuổi của em hiện nay là: 27 : 3 x 2 = 18 (tuổi)                

Bài toán 7: Hiện nay tổng số tuổi của 2 anh và em là 20 tuổi. Biết rằng tuổi của em hiện nay gấp 2 lần tuổi của em khi anh bằng tuổi em hiện nay. Tính tuổi 2 người hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tuổi của em hiện nay gấp 2 lần tuổi của em trước đây
Tuổi của anh trước đây gấp 2 lần tuổi của em trước đây
Hiệu số tuổi của 2 anh em trước đây tuổi bằng 1 lần tuổi của em trước đây. Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi nên suy ra: Tuổi của anh hiện nay gấp (2 + 1) lần tuổi của em trước đây. Do đó có sơ đồ sau:
Tuổi em trước đây:    |-----------|
Tuổi anh trước đây:   |-----------|-----------|
Tuổi em hiện nay:      |-----------|-----------|
Tuổi anh hiện nay:     |-----------|-----------|-----------|        20

Tuổi của em hiện nay là: 20 : (3 + 2) x 2 = 8 (tuổi)            
Tuổi của anh hiện nay là: 20 – 8 = 12 (tuổi)                    

Bài toán 8: Hiện nay tổng số tuổi của 2 anh và em là 15 tuổi. Biết rằng khi tuổi của em bằng tuổi của anh hiện nay thì tuổi của anh gấp 1,5 lần tuổi của em khi đó. Tính tuổi 2 người hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tuổi của anh sau này gấp 1,5 lần tuổi của em sau này
Tuổi của anh hiện nay bằng tuổi của em sau này
Hiệu số tuổi của 2 anh em sau này tuổi bằng 0,5 lần tuổi của em sau này. Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi nên suy ra: Tuổi của em hiện nay bằng 0,5 lần tuổi của em sau này. Do đó có sơ đồ sau:                                           
Tuổi em hiện nay:    |-----------|
Tuổi anh hiện nay:   |-----------|-----------|    15
Tuổi em sau này:      |-----------|-----------|
Tuổi anh sau này:     |-----------|-----------|-----------|    

Tuổi của em hiện nay là: 15 : (1 + 2) x 2 = 6 (tuổi)            
Tuổi của anh hiện nay là: 15 – 6 = 9 (tuổi)                    


Bài toán 9: Hiện nay tuổi của bố gấp 4 lần tuổi của con và tổng số tuổi của 2 bố con là 50 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tuổi bố gấp 2 lần tuổi con?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tuổi của bố hiện nay là: 50 : (4 + 1) × 4 =  40 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là: 50 : (4 + 1) × 1 =  10 (tuổi)
Hiệu số tuổi của 2 bố con hiện nay là 40 – 10 = 30 (tuổi)
Hiệu số tuổi của 2 bố con sau này bằng 1 lần tuổi của con sau này
Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi theo thời gian nên suy ra: 1 lần tuổi của con sau này bằng 30 tuổi. Do đó có sơ đồ về mối quan hệ giữa tuổi con hiện nay và sau này như sau:                                           
Tuổi của con hiện nay là: 20 : (3 - 1)´ 1 = 10 (tuổi)             
Vậy số năm sau đó để tuổi bố gấp 2 lần tuổi con là: 30 – 10 = 20 (năm)    

Bài toán 10: Hiện nay tuổi của bố gấp 4 lần tuổi của con và sau 20 năm nữa tuổi của bố gấp 2 lần tuổi con. Tính tuổi của hai bố con hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Hiệu số tuổi của 2 bố con hiện nay bằng 3 lần tuổi của con hiện nay
Hiệu số tuổi của 2 bố con sau 20 năm bằng 1 lần tuổi của con khi đó
Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi theo thời gian nên suy ra: 3 lần tuổi của con hiện nay bằng 1 lần tuổi của con sau 20 năm. Do đó có sơ đồ về mối quan hệ giữa tuổi con hiện nay và sau này như sau:
Tuổi con hiện nay:        |-----------|              20
Tuổi con sau 20 năm:   |-----------|-----------|-----------|

Tuổi của con hiện nay là: 20 : (3 - 1)´ 1 = 10 (tuổi)            
Tuổi của bố hiện nay là: 10 × 4 = 40 (tuổi)                     

Bài toán 11: Hiện nay tổng số tuổi của 2 bố con là 50 tuổi gấp và biết rằng sau 20 năm nữa tuổi của bố gấp 2 lần tuổi con. Tính tuổi của hai bố con hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tổng số tuổi của 2 bố con hiện nay bằng 50 tuổi
Vậy tổng số tuổi của 2 bố con sau 20 năm là:
2 x 20 + 50 =  90 (tuổi)
Mà sau 20 năm tuổi bố gấp 2 lần tuổi con. Như vậy ta đã đưa bài toán về dạng toán tìm 2 số khi biết tổng bằng 90 và tỷ số là ½. Do đó ta tính được tuổi con sau 20 năm như sau:                                          
Tuổi của con sau 20 năm là:
90 tuổi : (2 + 1) x 1 =  30 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là:       30 - 20 = 10 (tuổi)            
Tuổi của bố hiện nay là:         50 - 10 = 40 (tuổi)               

Bài toán 12: Hiện nay chị hơn em 7 tuổi. Biết rằng khi tuổi của em bằng tuổi của chị hiện nay thì tuổi của chị gấp 1,5 lần tuổi của em khi đó. Tính tuổi 2 người hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tuổi của chi sau này gấp 1,5 lần tuổi của em sau này
Tuổi của chị hiện nay bằng tuổi của em sau này
Hiệu số tuổi của 2 chị em sau này tuổi bằng 0,5 lần tuổi của em sau này. Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi, nên suy ra: Tuổi của em hiện nay bằng 0,5 lần tuổi của em sau này. Do đó có sơ đồ sau:
Tuổi em hiện nay:    |-----------|       7
Tuổi chị hiện nay:   |-----------|-----------|
Tuổi em sau này:      |-----------|-----------|
Tuổi chị sau này:     |-----------|-----------|-----------|    

Tuổi của em hiện nay là: 7 : (2 - 1) x 1 = 7 (tuổi)            
Tuổi của anh hiện nay là: 7 + 7 = 14 (tuổi)                  

Bài toán 13: Năm nay chị 25 tuổi. Biết rằng năm mà tuổi của chị bằng tuổi của em hiện nay thì tuổi của em chỉ bằng 1/3 tuổi của chị khi đó. Tính tuổi của em hiện nay?

Giải
Theo bài ra ta có:
Tuổi của chị trước đây gấp 3 lần tuổi của em trước đây
Tuổi của em hiện nay gấp 3 lần tuổi của em trước đây
Hiệu số tuổi của 2 chị em trước đây tuổi bằng 2 lần tuổi của em trước đây. Mà hiệu số tuổi của 2 người không đổi nên suy ra: Tuổi của chị hiện nay gấp (3 + 2) lần tuổi của em trước đây.
Do đó có sơ đồ sau:
Tuổi em trước đây:   |-----------|
Tuổi chị trước đây:   |-----------|-----------|-----------|
Tuổi em hiện nay:     |-----------|-----------|-----------|
Tuổi chị hiện nay:     |-----------|-----------|-----------|-----------|
                                                                 25
Tuổi của em hiện nay là: 25 : 5 x 3 = 15 (tuổi)         

Bài toán 14: Tính tuổi của hai anh em hiện nay. Biết rằng 62,5% tuổi anh hơn 75% tuổi em là 2 tuổi và 50% tuổi anh hơn 37,5% tuổi em là 7 tuổi

Giải
Theo bài ra ta có:
50% tuổi anh hơn 37,5% tuổi em là 7 tuổi
Ta có 100% tuổi anh hơn 75% tuổi em là 14 tuổi
Mà 62,5% tuổi anh hơn 75% tuổi em là 2 tuổi
Ta có 100% - 62,5% = 37,5% tuổi anh là 14- 2 = 12 tuổi
Vậy tuổi anh là: 12  : 37,5 × 100  = 32 (tuổi)
75% tuổi em hiện nay là: 32  -  14 = 18 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là: 18  : 75 × 100  = 24 (tuổi)

Đọc thêm!

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Phương pháp giải bằng sơ đồ đoạn thẳng

Bài toán 1: Hà, Phương, Hiếu cùng tham gia trồng su hào. Hà và Phương trồng được 46 cây, Phương và Hiếu trồng được 35 cây, Hiếu và Hà trồng được 39 cây. Hỏi mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây su hào?

Giải
Theo đầu bài ta có sơ đồ về số cây của mỗi bạn như sau :
           Phương                       Hà
|----------------------|-------------------|    46 cây
           Phương                   Hiếu
|----------------------|--------------|           35cây

Nhìn trên sơ đồ ta thấy số cây của Hà hơn số cây của hiếu là :
46 – 35 = 11 (cây)
Ta vẽ sơ đồ về số cây của Hà và Hiếu như sau :
Hà         |---------------|----|
                                   11 cây         39 cây
Hiếu      |---------------|

Số cây của Hiếu là : ( 39 – 11 ) : 2 = 14 (cây)
Số cây của Hà là : 14 + 11 = 25 (cây)
Số cây của Phương là : 46 – 25 = 21 (cây)

Bài toán 2: Một thùng đựng dầu cân nặng cả thẩy 14 kg. Người ta đổ ra  một phần ba số dầu trong thùng thì cả thùng và số dầu còn lại nặng 10 kg. Tính xem thùng không có dầu nặng mấy kg ?

Giải
                           Thùng                               Dầu
            14 kg   |----------|----------------|----------------|----------------|
                           Thùng                  Dầu còn lại
            10 kg   |----------|----------------|----------------|

Một phần ba số dầu là : 14 – 10 = 4 (kg)
Số dầu có trong thùng là : 4 x 3 = 12 (kg)
Vậy thùng không nặng là : 14 – 12 = 2 (kg)


Bài toán 3: Tổng của ba số bằng 74. nếu lấy số thứ hai chia cho số thứ nhất và lấy số thứ ba chia cho số thứ hai thì đều được thương là  2 và dư 1. Tìm mỗi số đó.

Bài 7.
Theo bài ra, ta có sơ đồ sau:
Số thứ nhất        |----------|
                                                      1
Số thứ hai          |----------|----------|---|                                               74
                           Số thứ 1  Số thứ 1
                                                       1                             1    1
Số thứ ba            |----------|----------|---|----------|----------|---|---|                   
                                      Số thứ hai                Số thứ hai

Nếu coi số thứ nhất là 1 phần thì số thứ hai gồm 2 phần đó cộng thêm 1 đơn vị, số thứ  ba gồm 4 phần đó cộng thêm 3 đơn vị. Vậy số 74 chính là 7 lần số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị.
Vậy số thứ nhất là: (74 – 4 ) :7 = 10
Số thứ hai là : 10 x 2 + 1 = 21
Số thứ ba là :    21 x 2 = 1 + 43 Đọc thêm!

Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5 (2006 - 2007)


































Đọc thêm!

Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5 (2010 - 2011)

MÔN TOÁN

Em hãy điền kết quả vào chỗ chấm sau mỗi câu hỏi

Câu 1. Để đánh số trang một cuốn sách có 254 trang cần phải dùng ............. chữ số.

Câu 2. Trong một hộp có 140 viên bi, gồm có 5 loại: bi đỏ, bi xanh, bi vàng, bi đen và bi trắng. Trung bình cộng của số bi đỏ, bi xanh, bi vàng và bi đen30. Vậy số viên bi trắng..........................

Câu 3. Khi dịch dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải một hàng thì được số mới mà tổng của số mới và số ban đầu là 41,14. Số ban đầu là: .........................

Câu 4. Một đàn gà có 80 con và cứ 7 con gà mái thì có 3 con gà trống. Số con gà mái trong đàn đó là .....................con.

Câu 5. Viết tiếp 3 số vào dãy số: 1; 3; 7; 13; 21; ……...; ……...; ……...;

Câu 6. Cho một số, nếu lấy số đó cộng với 0,75 rồi cộng với 0,25 được bao nhiêu đem cộng với 1, cuối cùng giảm đi 4 lần thì được kết quả bằng 12,5. Vậy số đó là: ................
Câu 7. Vườn hoa nhà trường hình chữ nhật có chu vi 160m và chiều rộng bằng  chiều dài. Người ta để  diện tích vườn hoa để làm lối đi. Diện tích của lối đi là ..............m2


Câu 8. Có 2 hộp đựng tất cả 32 bút bi. Nếu lấy một phần ba số bút bi hộp thứ nhất sang hộp thứ hai, sau đó lại lấy một phần ba số bút bi đang cóhộp thứ hai cho sang hộp thứ nhất thì số bút bi ở hai hộp lúc này bằng nhau. Lúc đầu, hộp thứ nhất có ................... bút bihộp thứ hai có ................... bút bi.

Câu 9. Cửa hàng lương thực có 1 tạ 50 kg gạo. Buổi sáng cửa hàng bán được 45 kg. Buổi chiều bán được  số gạo còn lại. Cuối ngày cửa hàng còn lại là:..............kg.

Em hãy giải các bài tập sau:

Bài 11: Người ta ngăn thửa đất hình chữ nhật thành 2 mảnh, một mảnh hình vuông, một mảnh hình chữ nhật. Biết chu vi ban đầu hơn chu vi mảnh đất hình vuông là 56m. Diện tích của thửa đất ban đầu hơn diện tích hình vuông là 1064 m2. Tính diện tích thửa đất ban đầu.

Bài 12. Năm nay tổng số tuổi của bà, mẹ và Mai là 120 tuổi. Bạn hãy tính tuổi của mỗi người, biết rằng tuổi của Mai bao nhiêu ngày thì tuổi của mẹ bấy nhiêu tuần và tuổi của Mai bao nhiêu tháng thì tuổi của bà bấy nhiêu năm.

Bài 13. Một người có 280 kg gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi  số gạo tẻ và  số gạo nếp thì số gạo tẻ và số gạo nếp còn lại bằng nhau. Hỏi lúc đầu người đó có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?

MÔN TIẾNG VIỆT

Câu 1.  Các từ dưới đây có thể chia thành mấy nhóm, gọi tên và xếp các từ trên theo nhóm đã chia.
Xe máy, lom khom, yêu thương, lênh khênh, bạn học, mênh mông, khỏe mạnh, mũm mĩm.

Câu 2.  Nhóm từ nào dưới đây không phải là từ ghép ?
A.
mây mưa, râm ran, lanh lảnh,
chầm chậm.
B.
lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy.
C.
máu mủ, mềm mỏng, máy may,
mơ mộng.
D.
bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lung linh.

Câu 3. Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ?
A.
Ánh nắng vàng trải nhẹ xuống cánh đồng vàng óng.
B.
Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em.
C.
Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.
D.
Cánh đồng rộng mênh mông.

Câu 4. Chủ ngữ trong câu sau là gì?
“Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.”
A.
Những chùm hoa
B.
Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông
C.
Những chùm hoa khép miệng
D.
Trong sương thu ẩm ướt

Câu 5. Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?
A.
mênh mông - chật hẹp
B.
mập mạp - gầy gò
C.
mạnh khoẻ - yếu ớt
D.
vui tươi - buồn bã

Câu 6. Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ?
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
C. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
D. Nam thích đá cầu, cờ vua.

Câu 7. Cho các từ sau: sóng, liếm, trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xoá, tung
Em hãy sắp xếp các từ trên thành một câu đơn và một câu ghép đẳng lập (không thêm bớt từ).

Câu 8. Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh.
A.   Tối tối, em…………………………………………………………………...
B.    Vào ngày nghỉ cuối tuần, bố em…………………………………………….
C.   Giờ ra chơi các bạn lớp em………………………………………………….
D.   ...........................................................................là năm nay.

Câu 9. Quan hệ từ trong câu: “Không những lượng hải sản tăng lên nhiều mà các loài chim nước cũng trở lên phong phú.” Biểu thị quan hệ gì?
A.   Quan hệ tương phản
B.    Quan hệ tăng tiến
C.   Quan hệ nguyên nhân – kết quả.     

Câu 10. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, uốn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. So sánh và nhân hóa.
Câu 11. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?
A. Vạm vỡ - gầy gò
B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm
D. Sung sướng - đau khổ
Câu 12. Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của tiếng thắng trong các từ ngữ dưới đây:
a)     Thắng cảnh tuyệt vời (Thắng có nghĩa là ....................................................)
b)    Chiến thắng vĩ đại (Thắng có nghĩa là .........................................................).
c)     Thắng nghèo nàn lạc hậu (Thắng có nghĩa là ...............................................)
d)    Thắng yên ngựa. (Thắng có nghĩa là .................................)

Câu 13. Đọc 2 câu ca dao :
-         Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
                                Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.
-         Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc , có ngày phong lưu.
 Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người ?

Câu 14: TẬP LÀM VĂN
Đề bài:  Mùa xuân đến. Mưa phùn lất phất, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót véo von. Vạn vật  bừng sức sống sau một mùa đông lạnh giá. Em hãy tả lại cảnh sắc màu xuân tươi đẹp đó.
Đọc thêm!

Phương pháp giải bằng sơ đồ đoạn thẳng

Bài toán 1: Một cửa hàng có số mét vải hoa nhiều hơn số mét vải xanh là 540 m. Hỏi mỗi loại vải có bao nhiêu mét, biết rằng số mét vải xanh bằng 1/4 số mét vải hoa ?
Giải
Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng:

Vải hoa:   |----------|----------|----------|----------|
                                                540 m
Vải xanh: |----------|           


Vì số mét vải xanh bằng  1/4 số mét vải hoa và số mét vải xanh ít hơn số mét vải hoa là 540 m nên số mét vải  xanh là: 540  :  3  = 180 (m)
Số mét vải hoa là: 180  +  540   =  720 (m)
(hoặc 180 x 4 = 720 (m)

Bài toán 2: Cùng một lúc Giang đi từ A đến B còn Dương đi từ B đến A. Hai bạn gặp nhau lần đầu tại điểm C cách A 3 km, rồi lại tiếp tục đi. Giang đến B  rồi quay lại A ngay, còn Dương đến A rồi cũng trở về B ngay. Hai bạn gặp nhau lần thứ hai tại một điểm D cách B 2 km.
Tính quãng đường AB và xem ai đi nhanh hơn?

Giải
Cho đến khi gặp nhau lần thứ hai thì cả hai bạn Giang và Dương đã đi cả thảy 3 lần quãng đường AB. Hai bạn cứ đi một lần quãng đường AB thì Giang đi được 3 km. Như vậy Giang đã đi được  quãng đường là: 3 x 3 = 9 (km)
Quãng đường AB dài là: 9 – 2 = 7 (km).
Khi gặp nhau lần đầu tiên, Giang đi được 3 km, còn Dương đi được là:
                                       7 – 3 = 4 (km)
Cùng một thời gian Dương đi  được một quãng đường dài hơn  quãng đường của Giang nên Dương đi nhanh hơn Giang.

Bài toán 3: Hiện nay anh 11 tuổi, em 5 tuổi. Hãy tính tuổi mỗi người khi anh gấp 3 lần tuổi em ?

Giải
Theo bài ra, ta có sơ đồ:
Tuổi anh: |----------|----------|----------|
                                         11-5
Tuổi em: |----------|

Số tuổi anh hơn số tuổi em là: 11 – 5 = 6 (tuổi)
Số tuổi em là : 6 : 2 = 3 (tuổi)
Số tuổi anh là: 3 X 3 = 9 (tuổi)
Khi anh 9 tuổi và em 3 tuổi thì lúc đó tuổi anh gấp 3 lần tuổi em.

Bài toán 4: Trung bình cộng của hai số bằng 14. Biết rằng 1/3 số này bằng 1/4 số kia. Tìm mỗi số.

Giải
Vì trung bình cộng của hai số bằng 14 nên tổng của hai số đó bằng một phần tư số kia:

Số thứ nhất: |----------|----------|----------|
                                                                                 28
Số thứ hai:   |----------|----------|----------|----------|

Số thứ nhất là :  28 :  ( 3 + 4 )  X 3  = 12
Số thứ hai là   :  28  –  12  =  16

Bài toán 5: Cho ba số có trung bình cộng bằng 21. Tìm 3 số đó, biết rằng số thứ ba gấp 3 lần số thứ hai, số thứ hai gấp 2 lần số thứ nhất.

Giải
Vì trung bình cộng của ba số bằng 21 nên tổng của ba số đó bằng:
 21 x 3 = 63 . Theo đầu bài ta vẽ sơ đồ sau:

Số thứ nhất: |----------|

Số thứ hai:   |----------|----------|                                                                63

Số thứ ba:    |----------|----------|----------|----------|----------|----------|

Vì số thứ hai gấp 2 lần số thứ nhất và số thứ ba gấp 3 lần số thứ hai  nên số thứ ba gấp 6 lần số thứ  nhất. Do đó, tổng ba số đã cho có 9 phần bằng nhau, mỗi phần bằng số thứ nhất.
Số thứ nhất là : 63 : 9 = 7
Số thứ hai là : 7 X 2 = 14
Số thứ ba là : 14 X 3 = 42 Đọc thêm!

Phương pháp giải bằng sơ đồ đoạn thẳng

Bài toán 1
Hiện nay, tuổi bố gấp 7 lần tuổi con. Sau 10 năm nữa, tuổi bố gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay.

Giải
Hiện nay, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 7 phần như thế. Ta có sơ đồ thứ nhất :
                     ?
Tuổi con:  |-------|                                ?
Tuổi bố:   |-------|-------|-------|-------|-------|-------|-------|

Hiệu số tuổi của hai bố con hiện nay là : 7 - 1 = 6 (phần)
Hiện nay tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là 1 : 6 = 1/6
Sau 10 năm nữa, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 3 phần như thế (mỗi phần bây giờ có giá trị khác mỗi phần ở trên). Ta có sơ đồ thứ hai :
                     ?
Tuổi con: |-------|           ?
Tuổi bố:   |-------|-------|-------|

Sau 10 năm hiệu số tuổi của hai bố con là : 3 - 1 = 2 (phần)
Sau 10 năm tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là 1 : 2 = 1/2
Vì hiệu số tuổi của hai bố con không bao giờ thay đổi nên ta có thể so sánh về tỉ số giữa tuổi con hiện nay và tuổi con sau 10 năm nữa.
- Tuổi con hiện nay bằng 1/6 hiệu số tuổi của hai bố con.
- Tuổi con sau 10 năm nữa bằng 1/2 hay 3/6 hiệu số tuổi của hai bố con.
Vậy tuổi con sau 10 năm nữa gấp 3 lần tuổi con hiện nay. Ta có sơ đồ tuổi con ở hai thời điểm :
                          ?
Hiện nay :     |-------|          10
Sau 10 năm: |-------|-------|-------|

Tuổi con hiện nay là : 10 : 2 = 5 (tuổi)
Tuổi bố hiện nay là : 5 x 7 = 35 (tuổi)
Đáp số : Con : 5 tuổi ; Bố : 35 tuổi Đọc thêm!

Chuyên đề cấu tạo số tự nhiên

Bài toán 1
Tìm một số tự nhiên có 3 chữ số, biết rằng nếu lấy chữ số hàng chục chia cho chữ số hàng đơn vị thì được thương là 2 dư 2, chữ số hàng trăm chia cho chữ số hàng đơn vị thì được thương là 2 dư 1.

Hướng dẫn:
Gọi số cần tìm là abc, (a, b, c là các chữ số từ 0 đến 9, a khác 0).
Ta có: b = c x 2 + 2.
Chữ số hàng đơn vị phải lớn hơn 2 (vì số dư là 2).
Chữ số hàng đơn vị cũng không thể lớn hơn 3 (vì nếu chẳng hạn bằng 4 thì b = 4 x 2 + 2 = 10). Vậy c = 3
Ta thấy: b = 3 x 2 + 2 = 8.
Theo đề bài ta lại có: a = c x 2 + 1 = 3 x 2 + 1 = 7.
Thử lại: 8 = 3 x 2 + 2; 7 = 3 x 2 + 1.

Bài toán 2
Khi nhân một số tự nhiên với 2008, một học sinh đã quên viết một chữ số 0 ở số 2008 nên tích đúng bị giảm đi 221400 đơn vị. Tìm thừa số chưa biết.

Hướng dẫn
Thừa số đã biết là 2008, nhưng đã viết sai thành 208. Thừa số này bị giảm đi 2008 – 208 = 1800 (đvị).
Thừa số chưa biết được giữ nguyên, thừa số đã biết bị giảm đi 1800 đơn vị thì tích bị giảm đi là 1800 lần thừa số chưa biết. Theo đề bài số giảm đi là 221400. Vậy thừa số chưa biết là 221400 : 1800 = 123. Đọc thêm!